Báo cáo hoạt động của TTHTCD xã 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2014
TRUNG TÂM HTCĐ
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nguyễn Huệ, ngày 26 tháng 5 năm 2014 |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
TTHTCĐ XÃ NGUYỄN HUỆ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
Thực hiện công văn số 269/PGD&ĐT về việc sơ kết hoạt động của TTHTCĐ năm 2014.
Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương,Trung tâm Học tập Cộng đồng (TTHTCĐ) xã Nguyễn Huệ Báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị trong 5 tháng đầu năm và kế hoạch hoạt động của các tháng còn lại trong năm 2014.
Nay xin được báo cáo kết quả thực hiện:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Thuận lợi:
- Phong trào xây dựng TTHTCĐ nhận được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp và tinh thần tham gia hưởng ứng của nhân dân trong các làng.
- Nguyễn Huệ là địa phương có phong trào "Toàn dân chăm lo xây dựng sự nghiệp giáo dục” và đã đạt được kết quả tốt, huy động được nhiều lực lượng xã hội, dòng họ tham gia.
- Từ năm 2010 Trung tâm HTCĐ đã tham mưu với UBND xã và chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động theo nhiệm vụ của TTHTCĐ tại xã.
- Từ tháng 09 năm 2012 được sự chỉ đạo của Huyện ủy – UBND huyện, TTHTCĐ được tăng cường thêm một đ/c giáo viên từ các trường THCS về làm nhiệm vụ thường trực.
2. Khó khăn:
Nguyễn Huệ là xã sản xuất nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi vì vậy đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn, dân trí còn thấp nên rất cần học tập, tập huấn, tư vấn về khoa học kỹ thuật.
II. NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CẦN KHẮC PHỤC
1. Những tồn tai:
- Đã mở được 1 số lớp học song đó mới chỉ là những lớp học ngắn hạn. Chưa mở được những lớp dài hạn nhằm đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Số người học tại Trung tâm còn hạn chế.
2. Nguyên nhân:
Kinh phí cho các hoạt động quá ít, chủ yếu là vận động, xã hội hóa dẫn đến việc mở các lớp chuyên đề gặp khó khăn.
- Nhận thức của người dân về HTCĐ còn hạn chế.
- Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thường xuyên phải đi làm ăn xa, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia học tập.
- Cơ sở vật chất của địa phương còn thiếu thốn.
- Một số cán bộ cơ sở của xã, những năm qua nhận thức về vấn đề xây dựng TTHTCĐ chưa đúng đắn, chưa nhiệt tình trong công tác được giao; quá trình triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp còn chậm, chưa kịp thời; năng lực trình độ, khả năng sử dụng các phương tiện CNTT còn nhiều hạn chế...
3. Biện pháp khắc phục:
- Cần liên hệ với Phòng nông nghiệp, Phòng thương binh xã hội, các Doanh nghiệp, các CTy, các nhà tài trợ của địa phương, huyện để tranh thủ các dự án về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/ QĐ - TTG của TTCP.
- Trung tâm HTCĐ có thiết bị riêng: máy tính, máy in, có nối mạng.
- Cần phải có các trang thiết bị cần thiết tối thiểu để phục vụ công tác học tập, tư vấn: Nơi làm việc của giám đốc, có hệ thống âm thanh, có sách báo tài liệu, các trang thiết bị khác như: phông chiếu, máy chiếu....
- Cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban nghành đoàn thể ở địa phương...
III. CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHÍNH
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết:
-Tổ chức các buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cán bộ cơ sở về nội dung Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Nghị quyết số 01 NQ/TV ngày 12/11/2010 của BTV Tỉnh uỷ Quảng Ninh; Chương trình số 07 ngày 22/02/2011 của BTV Huyện uỷ Đông Triều để cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân hiểu đúng, đầy đủ ý nghĩa của việc xây dựng xã hội học tập là bồi dưỡng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với việc tham gia xây dựng xã hội học tập của địa phương.
- Phối hợp phát thanh trên hệ thống đài truyền thanh xã các văn bản liên quan đến công tác xây dựng TTHTCĐ tới toàn thể nhân dân trong toàn xã nhằm làm chuyển biến sâu sắc nhận thức, ý thức trách nhiệm, tinh thần cộng đồng trong phong trào toàn dân tham gia học tập suốt đời .
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, tổ chức hội trong địa phương:
Với quan điểm xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước. Góp phần thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2010-2015, đồng thời thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nhiệm vụ xây dựng TTHTCĐ là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp uỷ Đảng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ xã đến các thôn, trường học và toàn thể cán bộ Đảng viên cùng mọi người dân, phát huy tối đa mọi nguồn lực, vận dụng sáng tạo các hình thức tổ chức, chọn lọc các giải pháp phù hợp để nhân dân nhận thức và hiểu rõ được Trung tâm Học tập cộng đồng (HTCĐ) là một thiết chế quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập ở cơ sở. Hoạt động của các trung tâm HTCĐ trên cơ sở điều tra, đáp ứng nhu cầu học tập trong nhân dân, phối hợp, liên kết với các ban, ngành tổ chức tập huấn kỹ thuật, mở các lớp chuyên đề (tập huấn kỹ thuật về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyên đề pháp luật, chính trị, an ninh quốc phòng, y tế sức khỏe, hướng nghiệp xuất khẩu lao động.v.v…). Học viên theo học các lớp chuyên đề mỗi năm có hàng ngàn lượt người tham gia và số lượng tăng dần theo từng năm, góp phần nâng cao dân trí và có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
Đến nay ở địa phương, các đoàn thể, tổ chức Hội đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến các chi hội và hội viên. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa ngành Giáo dục và Đào tạo với Hội khuyến học, các tổ chức chính chính trị xã hội để tuyên truyền, xây dựng nhân rộng các mô hình “Gia đình hiếu học”, “Dòng họ khuyến học”. Gắn phong trào xây dựng “Cả nước thành một xã hội học tập” với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá mới” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới”.
IV. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH
Công tác triển khai, tuyên truyền về chủ trương xây dựng xã hội học tập đã làm thay đổi nhận thức một cách rõ ràng của cán bộ đảng viên và nhân dân trên địa bàn, nhận thức về quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân, các thành viên tổ chức chính trị trong việc tham gia học tập thường xuyên, học và học suốt đời, phong trào xây dựng TTHTCĐ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, thị trấn. Đặc biệt sau lễ khai mạc tuần lễ học tập suốt đời với chủ đề “để trở thành công dân tốt” phong trào tham gia học tập càng đông hơn, nhu cầu học tập càng rõ nét hơn.
Cấp uỷ đảng, chính quyền cần phải quan tâm đến đội ngũ làm công tác giáo dục, có chương trình bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị...
Tích cực thu hút mọi lực lượng xã hội tham gia xây dựng XHHT, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho việc học tập suốt đời của người dân.
Công tác xã hội hoá giáo dục được phát triển mạnh mẽ từ thôn, các dòng họ tới các cấp, các ngành. Công tác phối hợp giữa gia đình - nhà trường- xã hội ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác giáo dục đào tạo. Việc vận động học sinh đến lớp, giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được nhà trường và các bậc cha mẹ học sinh coi trọng. Các trường luôn quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Chất lượng học tập của học sinh ngày càng cao, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong xã, ngày càng được nâng lên.
Gắn kết nội dung vận động khuyến học, khuyến tài với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư, gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để xây dựng các TTHTCĐ được phát triển vững chắc từ cơ sở thôn, làng và theo hướng lồng ghép giữa đề án “Xây dựng nông thôn mới” với đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn” cùng các chương trình, đề án khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực và điều kiện hiện có.
V. KẾT QUẢ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TTHTCĐ TỪ NĂM 2010 ĐẾN THÁNG 5/2013
1. Đánh giá chung:
- Ban giám đốc TT chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức giao ban trong Ban quản lý để thống nhất chương trình hoạt động trong tuần, tháng. Triển khai thực hiện có chất lượng công tác phối kết hợp với HTX, Tư pháp các đoàn thể, hội nông dân, phụ nữ, ĐTN, CCB, tổ chức tốt phong trào xây dựng xã hội học tập tạo ra phong trào toàn dân tích cực học tập:
- Triển khai thường xuyên, tích cực đổi mới nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho nhân dân về văn hóa , xã hội, kỹ năng sống, tạo được phong trào học tập, làm theo rộng khắp trong địa phương.
-Hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, hiểu biết cách phòng chống bệnh cho vật nuôi, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân luôn được quan tâm chỉ đạo của cấp ủy , chính quyền nên công tác này đã thu được nhiều kết quả.
-Tổ chức bồi dưỡng, chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất kinh doanh … với thời gian không nhiều nhưng hoạt động động này đã có những chuyển biến vượt bậc, thu được nhiều kết quả tích cực, rất đáng được ghi nhận.
2. Kết quả cụ thể:
+ Về đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên trung tâm HTCĐ
- Tổng số cán bộ quản lý trung tâm HTCĐ xã, là 04 người.
+ Về cơ sở vật chất:
- Trung tâm HTCĐ có thiết bị riêng: ( 01 bộ vi tính, máy in, có kết nối mạng)
* Tổng số lớp học: 13 lớp
- Tổng lượt người học và tư vấn tại TTHTCĐ = 1391 lượt người.
+Trong đó:
- Pháp luật- DSKHHGĐ 04 lớp = 193 người
- Giáo dục văn hóa: 01 lớp = 167 người
- Khoa học- XH: 01 lớp = 60 người.
- GD môi trường : 4 lớp = 800 người.
- Bảo vệ vật nuôi: 01 lớp = 51 người.
- Cảm tình Đoàn : 01 lớp = 30 người
- Tập huấn cánh đồng mẫu: 01 lớp = 60 người
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Tăng cường sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền.
Nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, mặt trận, đoàn thể về tính thiết thực và hiệu quả của trung tâm HTCĐ, tuyên truyền cổ vũ người học tự nguyện đến trung tâm.
Giám đốc trung tâm HTCĐ xã phải tích cực, nhiệt tình, có tầm nhìn thì trung tâm hoạt động mới tốt, tổ chức bộ máy mới chặt chẽ. Củng cố ban chỉ đạo, Thành lập và duy trì hoạt động các tiểu ban, câu lạc bộ sở thích.
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể ở địa phương; tranh thủ được các nguồn lực tài chính cần thiết.
Nội dung học tập cho cộng đồng phải gần gũi, thiết thực với đời sống của người dân, có thể tìm ra hướng xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.
Theo dõi, đánh giá hiệu quả các chuyên đề sau khi kết thúc lớp tập huấn.
Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tuần, tháng, năm : đảm bảo các bước, thời gian hợp lý, nội dung cụ thể thiết thực phù hợp với thực tiễn địa phương.
Đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường kinh phí hoạt động cho trung tâm, kinh phí phải được huy động từ nhiều nguồn....
VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THÁNG CÒN LẠI TRONG NĂM 2014
- Tiếp tục thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của trung tâm đã đề ra: Rà soát các đối tượng người học để mở các lớp học phổ biến giáo dục về các kĩ năng sống, các lớp phổ biến kinh nghiệm nuôi trồng, phòng chống sâu bệnh, dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng cho bà con nông dân.
-Tiếp tục thực hiện Thông tư số 26/2010/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là người dân khai thác thông tin trên mạng để phục vụ đời sống sản xuất có năng xuất hiệu quả cao.
VIII. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.
- Đảng ủy, ủy ban nhân dân, các ban ngành trong xã quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất của Trung tâm như: nơi làm việc, các bảng biểu, âm thanh loa máy...
- Đảm bảo chế độ chính sách cho cán bộ nhân viên Trung tâm theo đúng quy định của nhà nước.
- Đội ngũ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, đủ năng lực và trình độ tổ chức các hoạt động của Trung tâm, đáp ứng nhu cầu học tập của một bộ phận lao động ở địa phương , nhất là lực lượng trẻ.
NGƯỜI LẬP BIỂU
Nguyễn Quang Trung | T.M BAN CHỈ ĐẠO TTHTCĐ GIÁM ĐỐC ( Đã ký)
Dương Doãn Chăm |
- Báo cáo TTHTCĐ xã nguyễn Huệ 6 tháng đầu năm và phương hướng các tháng còn lại năm 2014
- Kế hoạch TTHTCĐ xã Nguyễn Huệ tháng 6 năm 2014
- Báo cáo tổng hợp hoạt động của TTHTCĐ từ tháng 1- tháng 5 năm 2014
- Kế hoạch TTHTCĐ tháng 6- 2014
- Bao cao thang 5-2014
- Kế hoạch tháng 5-2014
- báo cáo công tác tháng 4-2014
- Kế hoạch TTHTCĐ tháng 4
- Báo cáo công tác tháng 3
- Báo cáo công tác tháng 3
- Bộ máy tổ chức
- Báo cáo công tác tháng 02/2014
- Kế hoạch TTHTCD tháng 03/2014
- Lịch thường trực tại TT
- Lịch thường trực tại TTHTCĐ xã