Chuyên đề cụm I dạy học theo phương pháp " Bàn tay nặn bột" trường THCS xã Nguyễn Huệ

Trường THCS Nguyễn Huệ tổ chức hội nghị chuyên đề vận dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" vào giảng dạy môn Sinh học và môn Vật lý THCS.
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, tại trường THCS Nguyễn Huệ đã diễn ra hội nghị chuyên đề
Cụm I với nội dung: Vận dụng phương pháp "Bàn Tay nặn bột" vào giảng dạy môn Sinh học và môn Vật lý THCS.

Đến dự với hội nghị có Đ/c: Đặng Minh Đức- Chuyên viên Phòng GD&ĐT Huyện Đông Triều, cùng đông đủ các đồng chí Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn và các đồng chí giáo viên bộ môn Vật lý, môn Sinh học của các trường cụm I.


 Hội nghị đã được đồng chí Đặng Minh Đức – Chuyên viên Phòng GD&ĐT Huyện Đông Triều lên phát biểu và chỉ đạo Hội nghị.

 

 Đồng chí Đặng Minh Đức- chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện

 

Đồng chí Bùi Thị Anh phó Hiệu trưởng trường THCS xã Nguyễn Huệ

 Đồng chí Trần Văn Đạt – Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ lên Khai mạc Hội nghị. Tiếp theo Đ/c Phó hiệu trưởng lên thông qua chương trình làm việc của Hội nghị. Đồng thời báo cáo công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện phương pháp "Bàn tay nặn bột" trong nhà trường.

 

 

 

 

 

 

Học sinh làm việc theo nhóm

 

Đồng chí Đào Thị Thụ: tiết 21 môn Sinh học lớp 6

Ngay sau đó là phần thực hiện tiết dạy thực nghiệm của đồng chí Vũ Thị Thanh Hoan – Tổ trưởng tổ tự nhiên với Tiết 12: Áp suất khí quyển - Vật lý lớp 8 và Đ/c Đào Thị Thụ - GV với Tiết 21: Đặc điểm bên ngoài của lá - Sinh học lớp 6.

 

 

       Đ/c Vũ Thị Thanh Hoan với tiết 12 môn Vật Lý lớp 8.

Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

Nhiều ý kiến đều thống nhất, Học bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”, học sinh đều tỏ ra hứng thú, say mê với bài học, từ đó nắm vững kiến thức, phát triển được kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm, kĩ năng diễn đạt qua ngôn ngữ nói và viết cũng mạch lạc hơn các em được làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn và được trình bày rõ quan điểm của mình. Học bằng phương pháp này, các em có thể ghi nhớ rất nhanh kiến thức ngay trên lớp và biết vận dụng vào cuộc sống.

 Quang Trung - TTHTCĐ xã Nguyễn Huệ



Mới nhất